
WHO?
Ở một công trường nọ,….
Bỗng một ngày, xảy ra một cuộc tranh cãi rất nảy lửa, bởi vì ai cũng cho rằng: “Mình mới là người quan trọng nhất!”
Đầu tiên là anh “Cát sỏi”, anh “Cát” cho rằng: Nếu như không có mình, thì bê tông không thể đông cứng và tất nhiên sẽ không thể làm lên những toà nhà chọc trời, vì vậy mình là người quan trọng nhất!
Anh chàng “xi măng” liền phản biện: Vậy cậu nghĩ, không có tôi thì mọi người có thể trộn bê tông được ư? “Cát sỏi” thì rất dễ tìm, còn xi măng thì lại khó kiếm, Không có xi măng tôi thì các cậu không thể kết dính với nhau được. Vì vậy người quan trọng nhất đương nhiên phải là tôi rồi!
Anh “sắt thép” nghe vậy cũng tranh luận: Các cậu nghe có vẻ cũng quan trọng đấy, nhưng tôi với là quan trọng nhất này. Không tin các cậu thử thay thế bê tông cốt thép bằng cốt tre mà xem. Nếu không có tôi thì làm sao có thể làm lên những công trình vĩ đại và tuyệt vời. Vậy mới thấy, tôi mới là người quan trọng nhất ^^
E…hemmm, cô “nước” lên tiếng: Các anh tranh luận nãy giờ mà quên tôi rồi à, nếu không có nước thì sao thành bê tông được, bởi có tôi mới là nhân tố quan trọng nhất kết nối mọi người với nhau. Thiếu gì thì thiếu, chứ không thể thiếu “nước” tôi được – Cô “Nước” đáp.
Thế bộ tôi thì không quan trọng đấy à? Anh “Cốp Pha” cũng nhao nhao theo!
Không có tôi thì mọi người cũng chỉ làm được những căn nhà cấp 4 thôi, phải có khuân đúc tôi thì cột mới thẳng, nhà mới cao, để rồi mới chinh phục được bầu trời, tạo lên những công trình để đời vượt thời gian. Vì vậy tôi mới thực sự quan trọng nè!
Và sau đó cuộc tranh luận vẫn tiếp tục diễn ra, không ai chịu nhường ai. Ai cũng cho rằng: “Mình mới là quan trọng, các công trình mà thiếu mình thì không thể tiếp tục được”
Vậy thì,…. AI MỚI LÀ NGƯỜI QUAN TRỌNG NHẤT?

Thật ra câu chuyện này cũng giống như câu chuyện ở rất nhiều tổ chức hay doanh nghiệp hiện nay. Mỗi người, mỗi thành viên trong tổ chức đều nắm những vị trí và nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều có những vai trò Đặc biệt quan trọng tạo nên một tổ chức vững mạnh và trường tồn.
- Có thể đó là những thành viên, nhân viên ở những vị trí và mắt xích nhỏ nhất như anh “Cát”
- Hay một anh quản lý tầm trung như anh “Xi măng”
- Cũng có thể đó là chị trưởng phòng nhân sự, nhân tố kết nối mọi người lại với nhau như chị “Nước”
- Hay đó là người lãnh đạo, ban điều hành công ty, người đưa ra phương hướng và con đường vươn lên những đỉnh cao mới như anh “Sắt”
- Hoặc chỉ đơn giản như những nguyên tắc, quy tắc, quy định của công ty trong quá trình hoạt động như Anh “Cốp Pha”, đưa chúng ta vào khuân khổ.
Có thể nói,…TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐỀU RẤT QUAN TRỌNG. Mọi người tạo nên một tổ chức vững mạnh và phát triển. Ai cũng có những công việc, vai trò và tầm quan trọng riêng của mình trong cả một tập thể lớn. Vậy mới nói:
Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.

Chúng ta rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
Thứ nhất: Mỗi chúng ta đều những giá trị và tầm quan trọng của riêng mình. Có thể ở ngoài kia, chúng ta chỉ là hạt cát giữa mênh mông biển trời, nhưng trong một tổ chức bạn lại là nhân tố, mắt xích không thể tách rời và đặc biệt quan trọng.
Thứ 2: Cùng với nhau, chúng ta có thể làm nên những điều vĩ đại và lớn lao, những công trình biểu tượng hay những toà nhà chọc trời. Nhưng nếu tách rời nhau, ta lại tựa như vô vàn hạt cát giữa biển khơi bát ngát mà không để lại chút ấn tượng hay hào quang rực sáng nào.
Thứ 3: Dù rất quan trọng nhưng “Cát” cũng rất dễ để tìm kiếm và thay thế. Vì vậy, hãy khiến cho bản thân mình trở nên giá trị hơn mỗi ngày đến nỗi tổ chức khó lòng có thể tìm kiếm được một người nào đó vượt trội hơn hoặc có thể thay thế bạn như: “Anh Sắt thép, anh xi măng,….”
Theo bạn ngoài 3 bài học được nêu ra ở trên, Chúng ta còn có thể rút thêm cho mình được bài học nữa không? Cùng nhau để lại chia sẻ và bình luận của các bạn phía bên dưới nhé.
Tác giả: NguyenTienTrung.Vn